Top 10 SỰ THẬT thú vị về đồng hồ PHI CÔNG - Danawatch
TÌM ĐỒNG HỒ TẠI ĐÂY

Top 10 SỰ THẬT thú vị về đồng hồ PHI CÔNG

Đồng hồ phi công là một trong những dòng đồng hồ phổ biến nhất hiện nay. Về bản chất, đồng hồ phi công là công cụ chuyên dụng chính xác, chứ không phải là một chiếc đồng hồ thông thường. Chúng được thiết kế để phi công sử dụng trong quá trình bay và ra đời cùng lúc với ngành hàng không. Là một phần quan trọng trong lịch sử chế tác cơ khí, đồng hồ phi công có rất nhiều bí ẩn thú vị. Vậy đó là gì? Hãy cùng Danawatch khám phá top 10 sự thật thú vị về đồng hồ phi công mà không phải ai cũng biết.

1. Chiếc đồng hồ phi công đầu tiên

Chiếc đồng hồ phi công đầu tiên ra mắt vào năm 1904, được chế tác bởi nhà sáng lập thương hiệu Cartier – Louis Cartier. Tên chiếc đồng hồ này là Cartier Santos, dựa trên tên thật của phi công Alberto Santos Dumont. Ông được coi như “cha đẻ” của ngành hàng không. Chiếc máy bay đầu tiên của ông ra đời vào năm 1905, không thể cất cánh. Tuy nhiên, vào ngày 13/09/1906, ông đã thử máy bay trước công chúng thành công và bay được khoảng 8 mét tại sân Bay Bagatelle gần Paris. Sau đó, vào ngày 23/10, ông đã nâng khoảng cách bay lên 50 mét. Trong chuyến bay thử tiếp theo vào ngày 12/11/1906 ở Paris, ông đã bay được các quãng đường lần lượt là 69m, 117m và 130m trước khi quay lại điểm xuất phát, bay ngược hướng gió. Trong quãng đường đầu tiên khoảng 30m, động cơ hoạt động bình thường, nhưng sau đó máy bay bất ngờ tăng độ cao và lao xuống. Santos Dumont đã nhanh chóng kiểm soát bánh lái và hạ cánh an toàn, mặc dù cánh máy bay đã bị gãy sau cú tiếp đất. Tổng cộng, máy bay đã bay được quãng đường 240m trong 21 giây. Với thành tích đầu tiên này trong lĩnh vực hàng không, Santos Dumont đã được vinh danh và nhận giải thưởng Deutsch-Archdeacon tại nhà hàng Maxim ở Paris. Trong buổi tiệc đó, ông đã than phiền với một bạn mình là Louis Cartier rằng việc phải tìm kiếm chiếc đồng hồ trong túi trong khi đang bay là một trở ngại bất tiện. Ông cần phải sử dụng tay để điều khiển máy bay, nhưng việc lục lọi chiếc đồng hồ trong túi làm ông bị phân tâm. Cartier lắng nghe và đưa ra ý tưởng một chiếc đồng hồ Cartier Santos 1904 – phiên bản đầu tiên dành cho phi công. Bên cạnh việc theo dõi thời gian thì chiếc đồng hồ còn sử dụng để tính toán lượng nhiên liệu tiêu thụ, công suất nâng, tốc độ và vận tốc khí quyển. 

2. Đồng hồ phi công luôn có mặt số dễ đọc

Đường kính và mặt số đồng hồ phi công thường lớn, từ 42mm trở lên. Nguyên nhân là do bộ máy đồng hồ sử dụng nhiều chức năng hơn, hoặc sẽ có lồng thêm một khung lồng sắt bên trong vỏ để tăng khả năng chống va đập, cũng như chống từ trường từ bảng điều khiển khoang lái. Việc làm mặt số lớn sẽ giúp các phi công dễ dàng quan sát trong suốt quá trình bay, ngay cả khi máy bay bị rung lắc mạnh. Trong lịch sử đồng hồ phi công thì đã có những chiếc đồng hồ của Đức có kích thước mặt số lên đến 55mm.

3. Thiết kế núm vặn lớn

Thuở ban đầu, phi công thường đeo găng tay hoặc mặc áo khoác để gữ ấm trong quá trình bay. Chính vì thế họ không thể sử dụng các thiết bị nhỏ, khó điều chỉnh. Đó là lý do mà các nhà sản xuất đồng hồ đã cho ra đời những cổ máy thời gian có núm vặn lớn, cho phép các phi công có thể dễ dàng điều chỉnh đồng hồ mà không cần phải tháo găng tay. Trong thời hiện đại thì tính năng này có lẽ không còn cần thiết, nhưng nó vẫn là một nét đặc trưng tiêu biểu khi nhắc đến dòng dồng hồ chuyên dụng này.

4. Thiết kế phủ dạ quang giúp đọc giờ trong tối dễ dàng

Việc hỗ trợ đọc giờ trong bóng tối là yếu tố cần phải có đối với mẫu đồng hồ phi công. Để tăng khả năng quan sát cho phi công trong suốt đường bay, mặt số đồng hồ phi công thường có phần nền tối màu trong khi các chỉ số, chỉ dẫn hay cọc số được phủ một lớp dạ quang nổi bật để người dùng có thể dễ dàng theo dõi thời gian ngay cả trong môi trường thiếu sáng.

5. Trang bị các tính năng phức tạp

5.1 Cơ chế GMT(Múi giờ kép)

Đồng hồ GMT là cách gọi những chiếc đồng hồ có 2 múi giờ khác nhau, xác định dựa trên chuẩn Múi Giờ GMT (viết tắt của Greenwich Mean Time nghĩa là “Giờ Trung bình tại Greenwich”). Có tổng cộng 24 múi giờ được hiển thị. Ngoài ba kim giờ phút giây thông thường, mặt đồng hồ GMT sẽ có thêm một kim giờ thứ 2 nằm ở trung tâm hoặc mặt phụ. Kim giờ này sẽ cho biết thời gian ở một nơi được thiết đặt bất kỳ. GMT được hiển thị bằng cách thiết đặt vòng quay giờ bộ sung trên thang đo 24 giờ và được đọc trên khung 2 tone màu hiển thị ngày và đêm. 

5.2 Fly Back Chronograph

Đây là một tính năng được phi công đánh giá cao khi ghi lại thời gian nhiều lần liên tiếp. Đồng hồ bấm giờ Fly Back có thể trả về 0 và khở đồng ngay lập tức chỉ bằng một nút nhấn. Thay vì trình tự dừng – khởi động – khở đầu lại truyền thống cần đến 3 thao tác, Fly Back thực hiện tất cả các bước chỉ bằng nút nhấn thiết lập lại trong một lần duy nhất. Việc đặt lại nhanh như vậy đã giúp điều hướng điểm và tìm kiếm lưới cho phép phi công chuyển đổi trên đường bay nhanh chóng. 

5.3 Hour Angel 

Đây là một tính năng thú vị mà không phải cổ máy nào cũng có. Chức năng Hour Angle trên đồng hồ phi công là một tính năng đặc biệt được sử dụng để đo và tính toán góc giữa một đường kinh tuyến cụ thể và vị trí của mặt trời. Hour Angle là sự khác nhau giữa thời gian hiện tại và thời gian mặt trời trực tiếp qua một đường kinh tuyến cố định. Hour Angle được đo bằng đơn vị thời gian, thường là giờ, phút và giây. Nó thường được hiển thị trên mặt số của đồng hồ phi công dưới dạng một vòng tròn hoặc một dải số. Khi sử dụng chức năng Hour Angle, phi công có thể xác định được góc nghiêng của mặt trời so với một đường kinh tuyến cụ thể, giúp họ định vị và xác định hướng di chuyển. Nó là một công cụ hữu ích cho phi công để đảm bảo định vị chính xác và điều hướng đúng hướng trong các nhiệm vụ bay. 

6. Trang bị vòng Benzel xoay

Vòng benzel vốn xuất hiện phổ biến ở đồng hồ lặn. Tuy nhiên ở đồng hồ phi công nhà sản xuất cũng tích hợp cơ chế này. Vòng benzel có thể có các chia nhỏ như số giờ, phút, đồng hồ đếm ngược, các chỉ số, dấu chấm hoặc các tính năng khác để đo lường thời gian hoặc các thang đo khác. Trong đồng hồ phi công, vòng bêl giúp người dùng có thể theo dõi, xác định, tính toán các thông số như tốc đọ, khoảng cách, thời gian bay, chuyển đổi đơn vị. 

7. Cấu tạo của vòng sắt mềm bao quanh bộ máy

Đa số các mẫu đồng hồ phi công thường có đai sắt mềm bao quanh bộ máy để chống lại từ trường tác động vì buồng lái là một trong những môi trường nhiều từ tính nhất mà đồng hồ phi công cơ học gặp phải. 

8. Dây đeo chắc chắn và bền bỉ

Đồng hồ phi công được thiết kế để đeo thường xuyên và phải tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau nên trong quá trình chế tác, người thợ đã trang bị cho chúng một bộ vỏ bền bỉ đi kèm dây đeo vừa rẻ vừa bền được làm từ cao su, dây dù để phi công có thể đeo một cách thoải mái. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu cũng như tính thẩm mỹ của người tiêu dùng hiện đại, đồng hồ phi công được trang bị dây da mềm đẹp mắt và linh hoạt.

9. Có thể thay thế màn hình hiển thị buồng lái

Trước đây máy bay cổ thường không có màn hình hiển thị nên các phi công vô cùng vất vả trong việc vận hành hệ thống của máy bay cũng như phân tích các yếu tố liên quan đến thời gian, định vị trong suốt qúa trình bay. Vậy nên sự xuất hiện của những chiếc đồng hồ phi công được trang bị tính năng quan trọng đã giúp cung cấp nhiều thông tin cho người dùng. Nhờ đó mà chúng trở thành một trong những công cụ có giá trị nhất trên máy bay trong nhiều thập kỷ. 

10. Đa dạng kiểu máy, thiết kế

Cũng như nhiều biểu tượng thời gian khác của ngành cơ khí, đồng hồ phi công cũng có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã và bộ máy khác nhau. Tuỳ theo từng nhà sản xuất mà đồng hồ phi công mang những nét đặc trưng riêng. Vì thế mà chúng luôn đáp ứng nhu cầu về tính năng lẫn mẫu mã của nhiều nhà siêu tập đồng hồ sành điệu hiện nay. Bạn có thể tham khảo một số chiếc đồng hồ phi công nổi bật tại Danawatch như:

Đồng hồ Nam Orient FUG1X004B9

Đồng hồ Nam Orient Star RE-AT0108L00B

Kết luận

Trên đây là top 10 sự thật thú vị về đồng hồ phi công. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào thì hay đến ngay Danawatch để được tư vấn cũng như tìm mua cho mình một chiếc đồng hồ giá trị, chính hãng 100% nhé!

Danawatch là hệ thống Showroom đồng hồ hàng đầu tại Đà Nẵng với cam kết chỉ bán đồng hồ chính hãng với chất lượng tốt nhất thị trường, nếu không sẽ hoàn tiền 100%. Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm tại hệ thống Showroom đồng hồ Danawatch cũng như hài lòng với dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng chu đáo của đồng hồ Đà thành – Danawatch

Bạn có thể tham khảo các mẫu đồng hồ cao cấp khác tại:

Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi các tin tức, sự kiện quan trọng nhất về thế giới đồng hồ tại: https://danawatch.vn/category/tin-tuc 

Để được tư vấn thêm về dịch vụ. Quý khách hàng có thể liên lạc theo các số hotline dưới đây ở địa chỉ gần mình nhất để được hỗ trợ trực tiếp. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

  • ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG ĐÀ NẴNG – DANAWATCH

Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp hệ thống đồng hồ chính hãng để được tư vấn miễn phí.

HỆ THỐNG ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG DANAWATCH

Showroom 1: 322 Trưng Nữ Vương – Đà Nẵng
? 02363-555-279
Showroom 2: 601 Hai Bà Trưng – Hội An
? 02353-96-2277
Showroom 3: 626 Điện Biên Phủ – Đà Nẵng
? 02363-72-1007
Showroom 4: 23 Ngô Văn Sở  – Đà Nẵng
? 02363-522-388

Về chế độ hậu mãi tại DANAWATCH:

  • Chế độ hậu mãi 1 đổi 1 trong 100 ngày đầu
  • Đền gấp 10 lần nếu phát hiện hàng giả
  • Bảo hành 5 năm cho tất cả sản phẩm đồng hồ
  • Thay pin miễn phí trọn đời với máy pin
  • Hỗ trợ lau dầu miễn phí 5 năm đối với đồng hồ cơ
  • Hỗ trợ 50% khi thay thế các linh kiện
  • Freeship với đơn hàng đã thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *