Những vật liệu phổ biến được sử dụng trong chế tác vỏ đồng hồ - Danawatch
TÌM ĐỒNG HỒ TẠI ĐÂY

Những vật liệu phổ biến được sử dụng trong chế tác vỏ đồng hồ

Chắc hẳn chúng ta đều biết vỏ đồng hồ là một thành phần quan trọng của một chiếc đồng hồ bất kì. Nó không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ các bộ phận bên trong của chiếc đồng hồ. Và để tạo ra những chiếc vỏ đồng hồ chất lượng, các nhà sản xuất sử dụng một loạt vật liệu chất lượng và đa dạng. Hãy cùng danawatch khám phá những vật liệu phổ biến được sử dụng trong chế tác vỏ đồng hồ nhé!

Khi mua một chiếc đồng hồ nào đó, tốt hơn hết bạn nên nắm rõ khả năng chống trầy, chống xước của nó. Vì mức độ chống trầy, chống xước của chất liệu vỏ đồng hồ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ bền, mức độ quý hiếm, khả năng chống gỉ,.. Chính vì thế bạn nên tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ để lựa chọn cho mình một chiếc đồng hồ phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Chất liệu thép không gỉ 316L

Thép không gỉ 316L là một chất liệu phổ biến được sử dụng trong chế tác vỏ đồng hồ (riêng thương hiệu Rolex dùng loại thép không gỉ cao cấp hơn 904L). Đây là hợp kim hội tụ đầy đủ các yếu tố như: mức giá phải chăng, bền bỉ, không gỉ,….Thép không gỉ hay còn gọi là Inox là một hợp kim của sắt chứa ít nhất 10,5% crôm. Thành phần này giúp tạo ra tính chống ăn mòn của thép không gỉ. 

  • Độ cứng Mohs: Thép không gỉ có độ cứng từ 5,5 đến 6 trên thang đo độ cứng Mohs. Điều này đồng nghĩa với việc nó chống trầy xước cũng như khả năng chịu lực và độ bền cao.
  • Chống ăn mòn cao: Một trong những đặc tính quan trọng nhất của inox là khả năng chống ăn mòn, đặc biệt dễ đánh sáng bóng làm cho đồng hồ giữ được vẻ ngoại hình mới mẻ.
  • Phản ứng tự kém: Thép không gỉ ít phản ứng với các chất khác, giúp bảo vệ đồng hồ khỏi tác động của môi trường.

Chất liệu vàng thật

  • Thường thì vàng được sử dụng để chế tạo vỏ đồng hồ là vàng 18K (kí hiệu là 750). Đây là một loại hợp kim vàng phổ biến, gồm 75% vàng và 25% các kim loại khác như đồng, bạc hoặc kẽm. Với những loại vàng thường được ưa chuộng gồm vàng hồng, vàng trắng, vàng vàng. Hợp kim này được chọn vì nó cung cấp độ bền, độ sáng và khả năng chống ố vàng tốt trong quá trình sử dụng.
  • Độ cứng của vàng 18K đạt 2.5-3 điểm trên thang độ cứng Mohs, không có khả năng chống trầy xước.

Chất liệu mạ vàng

Mạ vàng cũng là chất liệu được sử dụng rất nhiều trên thị trường đồng hồ hiện nay. Mạ vàng thường được thực hiện thông qua các phương pháp như mạ vàng electrolytic (mạ vàng điện phân) hoặc mạ vàng PVD (Physical Vapor Deposition). Cả hai phương pháp đều có thể tạo ra lớp phủ vàng mịn và bền.Tuy vậy nhưng đa số vật liệu vỏ đồng hồ được mạ vàng thì có khả năng chống trầy tốt vì áp dụng công nghệ lót TiN có độ cứng rất cao.

  • Mục đích chính của việc mạ vàng là tạo ra một lớp phủ vàng mỏng trên bề mặt kim loại cơ bản, thường là thép không gỉ. Lớp phủ này không chỉ tạo nên vẻ đẹp và sang trọng mà còn giúp bảo vệ kim loại dưới khỏi sự oxi hóa và ăn mòn.
  • Đặc biệt, Độ cứng của lớp mạ vàng đạt 9 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy ngang với Sapphire (với điều kiện lớp phủ TiN vẫn còn).

Chất liệu Ceramic

Ceramic là một vật liệu phổ biến trong chế tạo vỏ đồng hồ hiện đại. Vỏ đồng hồ bằng ceramic có nhiều lợi ích về mặt thẩm mỹ, độ bền và chống trầy xước. Một trong những lợi ích lớn của vỏ đồng hồ bằng ceramic là tính năng chống trầy xước, độ cứng cao và kháng abrasion, điều này giúp ngăn chặn việc hình thành các vết trầy xước trên bề mặt vỏ đồng hồ. Vì vậy, một chiếc đồng hồ bằng ceramic có thể giữ được vẻ đẹp ban đầu trong thời gian dài.

  • Ceramic cũng có khả năng chịu nhiệt tốt, điều này làm cho vỏ đồng hồ bằng ceramic có thể chịu được nhiệt độ cao mà không bị biến dạng hay bị hư hỏng.Ngoài ra với khả năng chống phai màu, cho phép các nhà sản xuất tạo ra các màu sắc và bề mặt đa dạng để tạo nên những thiết kế độc đáo và thời trang.
  • Độ cứng của Ceramic: đạt 8-8.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs, khả năng chống trầy rất cao.

Chất liệu Titanium

Titanium (Ti) là một kim loại có mật độ thấp, chỉ khoảng 60% so với thép không gỉ. . Điều này làm cho đồng hồ được làm từ titanium nhẹ hơn và thoải mái hơn khi đeo trên cổ tay. Chất liệu này cực kỳ bền và chịu được ăn mòn.

  • Tuy nhiên, đồng hồ Titanum cũng không có khả năng chống trầy xuất sắc mà chỉ dừng lại ở mức độ trung bình. Chính vì thế một số nhà sản xuất đã sử dụng công nghệ ion hóa bề mặt để tạo một lớp phủ tăng độ cứng cho Titanium, giúp cho vỏ đồng hồ bằng Titanim có khả năng chống trầy cao, mà điển hình nhất là Citizen.
  • Độ cứng của Titanium đạt 6 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy trung bình.

Chất liệu bạch kim

Bạch kim hay còn gọi là Platinum, là một kim loại quý hiếm, có giá trị cao và thường được coi là một biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp. Bạch kim có màu trắng bạch tự nhiên, có khả năng duy trì độ sáng lâu dài. Điểm nổi bật là nó có độ bền và chống ăn mòn gần như tuyệt đối. Do đó vỏ đồng hồ bạch kim giữ được vẻ mới mẻ và sang trọng qua thời gian dài. Vỏ đồng hồ được làm bằng bạch kim không phải bạch kim nguyên khối mà là hợp kim của bạch kim với các kim loại khác để tăng độ cứng (950/1000 Bạch Kim + 50/1000 kim loại khác).

  • Đồng hồ được làm bằng bạch kim thuộc dạng đắt tiền và phân khúc xa xỉ.
  • Độ cứng của Bạch kim: Đạt 4.5 điểm trên thang độ cứng Mohs, khả năng chống trầy không cao.

KẾT LUẬN

Mỗi chất liệu mang lại những đặc tính riêng biệt, đồng thời ảnh hưởng đến giá trị và phong cách của chiếc đồng hồ. Sự kết hợp linh hoạt giữa chất liệu và thiết kế là yếu tố quyết định sự thành công của một chiếc đồng hồ. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích và lựa chọn được cho mình một chất liệu phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Danawatch là hệ thống Showroom đồng hồ hàng đầu tại Đà Nẵng với cam kết chỉ bán đồng hồ chính hãng với chất lượng tốt nhất thị trường, nếu không sẽ hoàn tiền 100%. Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm tại hệ thống Showroom đồng hồ Danawatch cũng như hài lòng với dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng chu đáo của đồng hồ Đà thành – Danawatch.

Bạn có thể tham khảo các mẫu đồng hồ cao cấp khác tại:

Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi các tin tức, sự kiện quan trọng nhất về thế giới đồng hồ tại: https://danawatch.vn/category/tin-tuc 

Để được tư vấn thêm về dịch vụ. Quý khách hàng có thể liên lạc theo các số hotline dưới đây ở địa chỉ gần mình nhất để được hỗ trợ trực tiếp. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

  • ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG ĐÀ NẴNG – DANAWATCH

Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp hệ thống đồng hồ chính hãng để được tư vấn miễn phí.

HỆ THỐNG ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG DANAWATCH

Showroom 1: 322 Trưng Nữ Vương – Đà Nẵng
? 02363-555-279
Showroom 2: 601 Hai Bà Trưng – Hội An
? 02353-96-2277
Showroom 3: 626 Điện Biên Phủ – Đà Nẵng
? 02363-72-1007
Showroom 4: 23 Ngô Văn Sở  – Đà Nẵng
? 02363-522-388

Về chế độ hậu mãi tại DANAWATCH:

  • Chế độ hậu mãi 1 đổi 1 trong 100 ngày đầu
  • Đền gấp 10 lần nếu phát hiện hàng giả
  • Bảo hành 10 năm cho tất cả sản phẩm đồng hồ
  • Thay pin miễn phí trọn đời với máy pin
  • Hỗ trợ lau dầu miễn phí 10 năm đối với đồng hồ cơ
  • Hỗ trợ 50% khi thay thế các linh kiện
  • Freeship cho đơn hàng đã thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *