Những sự thật có thể bạn chưa biết về dây cót đồng hồ cơ - Danawatch
TÌM ĐỒNG HỒ TẠI ĐÂY

Những sự thật có thể bạn chưa biết về dây cót đồng hồ cơ

Dây cót bao gồm một sợi dây được cuộn quanh một trục, khi được xoắn lại sẽ tích trữ năng lượng cơ học. Khi được giải phóng, năng lượng này được truyền đến các bộ phận của đồng hồ để giúp chúng hoạt động. Vậy dây cót có hình dạng như thế nào, làm từ vật liệu gì hay là ảnh hưởng của chúng đến độ chính xác của Đồng hồ cơ như thế nào. Tất cả sẽ được Danawatch bật mí trong bài viết ngày hôm nay!

Đồng hồ dây cót là đồng hồ sử dụng nguồn năng lượng sinh ra từ dây cót để hoạt động. Nguồn năng lượng này không tồn tại vĩnh cửu mà cần phải nạp thường xuyên thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Có hai loại đồng hồ lên dây cót là lên dây cót bằng tay và lên dây cót tự động. Đối với đồng hồ lên dây cót bằng tay, người dùng phải vặn cót để nạp năng lượng cho đồng hồ. Còn đồng hồ lên dây cót tự động sẽ tự lên dây cót khi bạn cử động cánh tay, loại này phù hợp cho những người thường xuyên vận động.

Dây cót đồng hồ luôn được coi là một trong những linh kiện quan trọng nhất của đồng hồ. Nếu thiếu dây cót, đồng hồ sẽ không hoạt động được và nếu dây cót bị hỏng, sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ đồng hồ. Tuy nhiên, hiện nay dây cót đồng hồ đã được hoàn thiện rất nhiều, rất hiếm khi gặp sự cố và có thể sử dụng lâu dài nếu được bảo dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều thú vị xoay quanh linh kiện này và đồng hồ dây cót, chúng ta sẽ tìm hiểu trong các phần tiếp theo.

Hình dạng của Dây cót Đồng hồ 

Đa số đồng hồ cơ hiện đại được trang bị dây cót là dải kim loại, thường có chiều dài khoảng 20-30 cm, đường kính từ 1.4-1.5 mm và độ dày từ 0.05-0.2 mm. Dây cót này được cuộn theo hình xoắn ốc.

Có ba loại cuộn xoắn ốc phổ biến được mô tả từ trái sang phải trong hình: Xoắn Ốc (cuộn cùng một hướng trong một vòng xoắn đơn giản), Bán Đảo Ngược (cuộn xoắn ốc với đầu bên ngoài của dây cót được cuộn ngược chiều, không đủ một vòng xoắn ốc) và Đảo Ngược (cuộn xoắn ốc với đầu bên ngoài của dây cót được cuộn ngược chiều hơn một vòng xoắn ốc).

Trong số các hình dạng cuộn dây cót, Đảo Ngược là loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì tạo ra năng lượng cao hơn 30-40% so với Xoắn Ốc thông thường. Sự phổ biến của hình dạng này cũng được góp phần bởi các loại vật liệu mới cho dây cót (thép lò xo) có độ bền cao hơn so với thép carbon truyền thống.

Độ chặt hoặc lỏng của dải dây cót đồng hồ sẽ ảnh hưởng đến năng lượng của nó. Nếu dải dây được cuộn chặt nhất có thể, thì nó đang chứa đầy năng lượng. Ngược lại, nếu cuộn dây lỏng nhất có thể, thì dây đã trả hết năng lượng của nó.

Dây cót được đặt trong một hộp tròn dẹp (thùng cót/trống cót), hai đầu hộp đều có bánh răng, một đầu dây được móc vào trục chính giữa hộp, đầu dây còn lại móc vào thành hộp. Khi xoay Núm/Bánh Đà, các bánh răng sẽ truyền lực và làm trục chính giữa hộp quay, từ đó cuộn chặt dây cót và đồng hồ được lên dây.

Vật liệu của Dây cót Đồng hồ 

Ngày nay, dây cuốn đồng hồ đa phần được làm từ thép lò xo, vật liệu có khả năng đàn hồi cao và ít bị uốn cong, gãy đứt hay bị nhiễm từ. Các nhà sản xuất thường sử dụng loại thép lò xo phù hợp với từng yêu cầu của bộ máy, ví dụ như hợp kim Spron được sử dụng trong đồng hồ Seiko.

Với hình dạng xoắn ốc và được gia công nhiệt, dây cuốn biến đổi năng lượng từ lực xoắn bên ngoài (do tay quay núm hoặc chuyển động bánh đà) thành năng lượng đàn hồi, và giải phóng toàn bộ năng lượng này để đẩy động cơ hoạt động (kéo các bánh răng chuyển động) mà không cần lực ngoài.

Vật liệu thép lò xo thường không dễ bị mỏi (biến dạng nhẹ, giảm khả năng trữ năng lượng, đứt gãy), do đó việc làm đứt dây cuốn là rất hiếm, trừ khi dây đã hoạt động trong thời gian rất dài. Thông thường, đồng hồ hiện đại (sản xuất sau những năm 60) khi bị hỏng dây cuốn thường là do cốt mòn hoặc đầu nối bung.

Cót yếu sẽ làm Đồng hồ chạy kém chính xác

Khi sử dụng đồng hồ cơ, một vấn đề quan trọng nhưng thường bị bỏ qua là tương quan giữa năng lượng trong dây cót và độ chính xác của đồng hồ. Độ chính xác của đồng hồ được đánh giá dựa trên mức năng lượng của dây cót, với độ chính xác cao nhất được đạt khi dây cót đạt tối thiểu 80-90% năng lượng.

Tuy nhiên, khi mức năng lượng thấp hơn, độ chính xác có thể giảm và sai số lớn nhất thường xảy ra khi dây cót sắp hết năng lượng. Mặc dù tình trạng chênh lệch độ chính xác không quá nghiêm trọng, nhưng vẫn nên đeo hoặc lên dây thủ công đầy đủ cho đồng hồ để đảm bảo độ chính xác. Nếu sử dụng đồng hồ tự động và không thể đeo ít nhất 8 tiếng/ngày, có thể sử dụng các hộp xoay đồng hồ để đảm bảo cơ cấu máy và ron chống nước hoạt động tốt hơn.

Cót không bao giờ “đầy” nếu bạn chỉ tự động lên dây

Có một sự thật là đồng hồ tự động (đồng hồ Automatic) chỉ đeo thôi thì đeo nhiều đến đâu nó cũng gần như không thể lên cót tối đa được do cơ chế trượt chống hỏng cót của nó (tất cả đồng hồ tự động đều có).

Trên hầu hết các loại đồng hồ tự động, khi dây cót đạt mức năng lượng khoảng hơn 80%, cơ chế trượt sẽ kích hoạt tự động để ngăn cản hoạt động của cơ chế lên dây tự động.

Khi bạn đeo đồng hồ tự động và để nó lên dây theo chuyển động tự nhiên của tay, năng lượng sẽ được cung cấp mỗi ngày ở mức khoảng 50-60%, và chỉ khoảng hơn 80% khi dây cót đã đạt mức năng lượng cao như đã đề cập ở trên.

Nếu sử dụng hộp lên dây để đưa năng lượng cho đồng hồ tự động, năng lượng cũng thường đạt khoảng 80% (nếu thiết đặt thông số Vòng Xoay Mỗi Ngày phù hợp) do có cơ chế trượt chống hỏng cót trong máy.

Do đó, để đạt mức năng lượng cao hơn, bạn cần phải lên dây thủ công bằng cách vặn núm để tăng lực trực tiếp lên cơ chế lên dây, chỉ khi cơ chế trượt chống hỏng cót đã bị kích hoạt khi dây cót đã đạt mức căng tối đa.

Tuy nhiên, để hoạt động và chạy đúng chuẩn, đồng hồ không cần phải đạt 100% năng lượng. Vì vậy, không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề này, chỉ cần đeo đủ 8 tiếng mỗi ngày là đủ, chênh lệch độ chính xác giữa mức năng lượng 50-60% và 80-90% cũng không đáng kể. Nếu đồng hồ tự động có thời gian trữ cót lớn (từ 3 ngày trở lên), nên thường xuyên lên dây thủ công để đạt mức năng lượng cao và đảm bảo độ chính xác.

Cót Đồng hồ gần như không bị lên “lố” 

Mặc dù vấn đề lên lố cót là một trong số những ám ảnh mà người dùng hay nghĩ đến nhất khi dùng đồng hồ cơ (tự động, lên dây cót) nhưng trên thực tế chúng không bao giờ xảy ra trên đồng hồ tự động do cơ chế trượt chống hỏng cót và cực kỳ hiếm gặp trên đồng hồ lên dây cót bằng tay.

Đối với Đồng hồ Automatic, kể cả Automatic có cơ chế lên dây thủ công thì việc lên dây trong Đồng hồ đều thông qua cơ chế chống trượt chống hỏng cót, cách hoạt động của chúng khác nhau:

Với cơ chế tự động lên dây, khi cót khoảng 80%, bộ ly hợp trượt sẽ được kích hoạt, Trống Cót sẽ như được tách biệt khỏi các tác động do Bánh Đà tạo ra. Do đó, không bao giờ có chuyện đeo quá nhiều cót sẽ bị đứng, hỏng.

Với cơ chế lên dây thủ công trong máy tự động, phần đầu dây cót được gắn vào thành Trống Cót sẽ được bôi trơn. Khi cót căng hết mức có thể, đầu dây này sẽ trượt trên thành trống cót để tránh tiếp tục lên dây. Nhờ vậy, việc đeo quá nhiều cót sẽ không dẫn đến tình trạng đứng, hỏng như trong cơ chế tự động. Tuy nhiên, việc lên dây thủ công có thể gây hao mòn cốt máy.

Với Đồng hồ lên dây cót bằng tay, mặc dù không có cơ chế trượt để chống hỏng cót, việc căng cứng dây khi lên dây tay là rất lớn, lớn hơn nhiều so với việc lên dây thủ công trong máy tự động. Vì vậy, việc vặn dây quá nhiều sẽ không được khuyến khích. Nếu cố tình vặn quá mức, đầu nối dây cót sẽ bị bung ra, cót sẽ bị hỏng và bạn sẽ cần phải đưa đồng hồ đi sửa chữa.”

Xem thêm: “Cách sử dụng và lên cót đồng hồ cơ cho người mới sử dụng”

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên Danawatch đã truyền tải tới bạn những thông tin hữu ích về dây cót Đồng hồ cơ. 

Danawatch là hệ thống Showroom đồng hồ hàng đầu tại Đà Nẵng với cam kết chỉ bán đồng hồ chính hãng với chất lượng tốt nhất thị trường, nếu không sẽ hoàn tiền 100%. Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm tại hệ thống Showroom đồng hồ Danawatch cũng như hài lòng với dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng chu đáo của đồng hồ Đà thành – Danawatch

Bạn có thể tham khảo các mẫu đồng hồ cao cấp khác tại:

Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi các tin tức, sự kiện quan trọng nhất về thế giới đồng hồ tại: https://danawatch.vn/category/tin-tuc 

Để được tư vấn thêm về dịch vụ. Quý khách hàng có thể liên lạc theo các số hotline dưới đây ở địa chỉ gần mình nhất để được hỗ trợ trực tiếp. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

  • ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG ĐÀ NẴNG – DANAWATCH

Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp hệ thống đồng hồ chính hãng để được tư vấn miễn phí.

HỆ THỐNG ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG DANAWATCH

Showroom 1: 322 Trưng Nữ Vương – Đà Nẵng
? 02363-555-279
Showroom 2: 601 Hai Bà Trưng – Hội An
? 02353-96-2277
Showroom 3: 626 Điện Biên Phủ – Đà Nẵng
? 02363-72-1007
Showroom 4: 23 Ngô Văn Sở  – Đà Nẵng
? 02363-522-388

Về chế độ hậu mãi tại DANAWATCH:

  • Chế độ hậu mãi 1 đổi 1 trong 100 ngày đầu
  • Đền gấp 10 lần nếu phát hiện hàng giả
  • Bảo hành 5 năm cho tất cả sản phẩm đồng hồ
  • Thay pin miễn phí trọn đời với máy pin
  • Hổ trợ lau dầu miễn phí 5 năm đối với đồng hồ cơ
  • Hổ trợ 50% khi thay thế các linh kiện
  • Freeship với đơn hàng đã thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *