Những điều bạn cần biết về Đồng hồ lặn - Danawatch
TÌM ĐỒNG HỒ TẠI ĐÂY

Những điều bạn cần biết về Đồng hồ lặn

Năm 1926, xuất hiện chiếc đồng hồ lặn biển đầu tiên, đem lại lợi ích to lớn cho các thợ lặn bằng cách cung cấp chính xác thời gian dưới đáy biển. Trải qua hơn một thế kỷ phát triển, ngày nay, đồng hồ lặn không chỉ phục vụ cho các hoạt động thể thao dưới nước mà còn trở thành một món phụ kiện độc đáo dành cho phái mạnh.

Khái quát lịch sử Đồng hồ lặn

Năm 1963, chiếc đồng hồ lặn đầu tiên trên thế giới được tạo ra theo yêu cầu của một đơn vị lính thợ lặn tinh nhuệ thuộc quân đội Pháp Blancpain, dưới sự lãnh đạo của Jean-Jacques. Đây được coi là chiếc đồng hồ quân đội hoàn hảo cho hoạt động lặn đầu tiên trong lịch sử. Trong thập kỷ 1960, người ta thường ưa chuộng đồng hồ thời trang và đồng hồ phi công. Mặc dù đã có những nỗ lực thử nghiệm và sản xuất đồng hồ chống nước trong nhiều năm trước đó, nhưng chưa có thiết kế và tính năng chuyên dụng phù hợp với yêu cầu của lính thợ lặn Pháp.

Để tạo ra một chiếc đồng hồ chống nước hoàn hảo, cần phải kết hợp nhiều yếu tố và công nghệ đặc trưng. Do đó, các nhà sản xuất thường mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu và phát triển. Chiếc đồng hồ lặn đầu tiên được sáng tạo để đáp ứng yêu cầu này mang tên Blancpain Fifty Fathoms. Không lâu sau đó, thương hiệu Rolex cũng giới thiệu dòng đồng hồ Submariner và các nhà sản xuất khác cũng bắt đầu theo kịp xu hướng này.

Các tiêu chuẩn chống nước của Đồng hồ lặn

Tất nhiên, con số càng lớn thì đồng hồ càng có khả năng là đồng hồ lặn nhưng mọi thứ không hề dừng lại ở đó bởi khả năng chống nước của đồng hồ phân ra hai loại với hai tiêu chuẩn khác nhau bên dưới.

1. TIÊU CHUẨN ISO 2281: ĐỒNG HỒ CHỊU NƯỚC

Đồng hồ có tiêu chuẩn này chịu nước trong thời gian ngắn với cường độ khác nhau nhưng không phải đều là đồng hồ lặn và KHÔNG thể lặn sâu như chỉ số. Đây là tiêu chuẩn mà tất cả đồng hồ của các thương hiệu uy tín đều đạt được.

› 3 ATM (30m/3 BAR): chỉ chịu được nước khi rửa tay, vô ý làm đổ nước lên mặt đồng hồ hoặc làm rơi vào vũng nước, chậu nước đáy cạn (không sâu hơn 10 cm).

› 5 ATM (50m/5 BAR): chịu được nước khi rửa tay, tắm bồn, đi mưa cùng các trường hợp như 3 ATM nhưng trong thời gian lâu hơn, và đáy nước sâu hơn một ít.

› 10 ATM (10m/10 BAR): có thể bơi lội, chơi các môn thể thao dưới nước trừ việc lặn.

› 20 ATM (200m/ 20 BAR): là một chiếc đồng hồ lặn nhưng không hề chuyên nghiệp, chỉ có thể dùng để lặn nông với mặt nạ lặn có ống thở.

2. TIÊU CHUẨN ISO 6425: ĐỒNG HỒ LẶN

Đây chính là tiêu chuẩn quốc tế dành cho đồng hồ lặn đích thực với khả năng chống nước ở độ sâu ít nhất là 100m và đảm bảo độ chính xác như điều kiện bình thường. Ngoài ra còn BẮT BUỘC phải có thêm những đặc điểm sau:

» Phải có tính năng đo, đánh dấu thời gian

» Có dạ quang đồng hồ trên kim giờ-phút

» Chống từ tối thiểu 4800 A/m

» Chống sốc, vật liệu chống nước mặn

Và như thế, chiếc đồng hồ lặn đạt tiêu chuẩn ISO 6425 có khả năng chống nước đến độ sâu như chỉ số chống nước như sau:

10 ATM (100m/ 10 BAR): lặn sâu tối đa 100m

20 ATM (200m/ 20 BAR): lặn sâu tối đa 200m, mức độ tiêu chuẩn của một chiếc đồng hồ lặn đương đại

30 ATM (300m/ 30 BAR): lặn sâu tối đa 300m, dành cho thợ lặn chuyên nghiệp nhưng không thể lặn bão hòa

Lớn hơn 30 ATM: dành cho thợ lặn kỹ thuật, có thể lặn bão hòa (độ sâu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không có dụng cụ bảo vệ)

4 đặc điểm cơ bản của Đồng hồ lặn

Độ chống nước tối thiểu 200m

Độ chống nước vượt trội là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một chiếc đồng hồ lặn. Khác với các loại đồng hồ thời trang chỉ cần đạt mức chống nước đủ để chịu được mưa, rửa tay, đồng hồ lặn cần có khả năng chống nước tối thiểu là 200m. Thông tin về độ chống nước thường được ghi trên mặt số của đồng hồ kèm theo các dòng chữ như “Dive Watch” hoặc “Diver Watch”.

Kỷ lục về độ chống nước thuộc về chiếc đồng hồ lặn Rolex Deepsea Challenge của Rolex với mức chống nước 39370 Ft (= 12.000 m). Năm 2012, nó đã cùng với một nhà thám hiểm hoạt động trong vòng 7 giờ đồng hồ liên tiếp ở độ sâu này. Tuy nhiên siêu phẩm đóng mác Rolex này lại không được bán ra trên thị trường. Rolex Deepsea Challenge hoàn thành thử thách chịu nước xuất sắc của mình vào năm 2012

Thiết kế hầm hố với vòng bezel cỡ lớn

Đồng hồ lặn có vẻ ngoài nam tính và mạnh mẽ. Chúng thường có mặt số được thiết kế trẻ trung, phổ biến nhất là màu đen và xanh dương, cùng với một số màu sắc như đỏ, cam, vàng,… Các chi tiết trên đồng hồ thường có kích thước lớn, giúp thợ lặn dễ dàng đọc giờ dưới nước và tạo nên một vẻ thể thao mạnh mẽ cho tổng thể.

Tuy nhiên, điểm đặc biệt không thể bỏ qua khi nhắc đến đồng hồ lặn chính là vòng bezel. Vòng bezel trên đồng hồ lặn thường có kích thước lớn, được chia thành 60 đơn vị, và có thể xoay để giúp thợ lặn tính toán thời gian lặn.

Bằng cách xoay vòng bezel ngược chiều kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ đúng vạch 0 trên vòng bezel. Khi lặn, thợ lặn theo dõi số phút mình ở dưới nước bằng cách nhìn xem kim phút đang chỉ số bao nhiêu trên vòng bezel.

Bộ kim và cọc số có gắn dạ quang

Khi lặn sâu dưới biển, môi trường thiếu sáng đòi hỏi đồng hồ lặn phải có lớp phủ dạ quang ở kim và cọc số. Điều này giúp thợ lặn dễ dàng đọc giờ trong môi trường tối tăm. Dạ quang trên các dòng đồng hồ thời trang và đồng hồ phi công cũng có sẵn, nhưng dạ quang trên đồng hồ lặn thường được thiết kế to bản, dày hơn và có độ phát quang mạnh hơn.

Chất liệu siêu bền, chịu áp lực tốt

Khi lặn hoặc tham gia các hoạt động thể thao nước, đồng hồ lặn phải chịu áp lực mạnh từ nước cũng như các va chạm. Do đó, để bảo vệ đồng hồ, nó cần được trang bị lớp áo giáp chắc chắn và cứng cáp. Mặt kính của đồng hồ lặn có thể được làm từ kính Sapphire nguyên khối hoặc kính cứng đặc biệt. Cả hai loại kính này đều có khả năng chịu va chạm tốt, nhưng kính Sapphire còn có khả năng chống xước vượt trội hơn.

Chất liệu dây và vỏ đồng hồ có sự đa dạng phong phú. Một trong những chất liệu phổ biến và được sử dụng rộng rãi là thép 316L. Loại thép này là tiêu chuẩn trong ngành chế tác đồng hồ, có khả năng chống va chạm, chống xước và chống ăn mòn tốt. Hãng đồng hồ Rolex sử dụng một loại thép độc quyền là thép 904L cho các chiếc đồng hồ của họ, bao gồm cả đồng hồ lặn. Ngoài ra, các chất liệu cao cấp khác như gốm kỹ thuật ceramic và titanium cũng đã được áp dụng trong sản xuất đồng hồ lặn gần đây. Cả hai chất liệu này đều có độ bền vượt trội và khả năng chống va chạm.

Danawatch là hệ thống Showroom đồng hồ hàng đầu tại Đà Nẵng với cam kết chỉ bán đồng hồ chính hãng với chất lượng tốt nhất thị trường, nếu không sẽ hoàn tiền 100%. Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm tại hệ thống Showroom đồng hồ Danawatch cũng như hài lòng với dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng chu đáo của đồng hồ Đà thành – Danawatch

Bạn có thể tham khảo các mẫu đồng hồ cao cấp khác tại:

Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi các tin tức, sự kiện quan trọng nhất về thế giới đồng hồ tại: https://danawatch.vn/category/tin-tuc 

Để được tư vấn thêm về dịch vụ. Quý khách hàng có thể liên lạc theo các số hotline dưới đây ở địa chỉ gần mình nhất để được hỗ trợ trực tiếp. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

  • ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG ĐÀ NẴNG – DANAWATCH

Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp hệ thống đồng hồ chính hãng để được tư vấn miễn phí.

HỆ THỐNG ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG DANAWATCH

Showroom 1: 322 Trưng Nữ Vương – Đà Nẵng
? 02363-555-279
Showroom 2: 601 Hai Bà Trưng – Hội An
? 02353-96-2277
Showroom 3: 626 Điện Biên Phủ – Đà Nẵng
? 02363-72-1007
Showroom 4: 23 Ngô Văn Sở  – Đà Nẵng
? 02363-522-388

Về chế độ hậu mãi tại DANAWATCH:

  • Chế độ hậu mãi 1 đổi 1 trong 100 ngày đầu
  • Đền gấp 10 lần nếu phát hiện hàng giả
  • Bảo hành 5 năm cho tất cả sản phẩm đồng hồ
  • Thay pin miễn phí trọn đời với máy pin
  • Hổ trợ lau dầu miễn phí 5 năm đối với đồng hồ cơ
  • Hổ trợ 50% khi thay thế các linh kiện
  • Freeship cho đơn hàng đã thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *