Hướng dẫn cách chỉnh dây cót đồng hồ Automatic |Danawatch
TÌM ĐỒNG HỒ TẠI ĐÂY

Hướng dẫn cách chỉnh dây cót đồng hồ Automatic

Khác với dòng đồng hồ Quartz chạy bằng pin hay dòng chạy bằng pin năng lượng mặt trời, để duy trì hoạt động và giúp đồng hồ cơ luôn chạy chính xác thì việc bạn phải làm là đảm bảo dây cót đồng hồ luôn được nạp năng lượng đầy đủ. Do đó, bạn cần lên dây cót cho đồng hồ cơ mỗi ngày. Cách lên dây cót đồng hồ cơ Automatic có giống với cách lên dây cót cho đồng hồ cơ thông thường? Hãy cùng DanaWatch tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Đồng hồ cơ là gì? Ưu và nhược điểm của đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ là một cỗ máy tinh xảo, với hệ thống bánh răng được sắp xếp khoa học, mang tới khả năng chỉ báo thời gian cực kỳ chính xác mà con người đã chế tạo ra. Những chiếc đồng hồ cơ không sử dụng năng lượng hoạt động từ pin hay mặt trời, mà đòi hỏi người đeo phải tác động trực tiếp lên dây cót để sinh ra nguồn năng lượng mới, giúp cỗ máy vận hành ổn định, trơn tru thông qua việc lên dây cót hàng ngày.

Cấu tạo của đồng hồ cơ cũng phức tạp hơn rất nhiều so với đồng hồ pin, mỗi nhà sản xuất sẽ sử dụng một cỗ máy cơ riêng và khả năng dự trữ năng lượng của các cỗ máy cơ khí này là không giống nhau, phụ thuộc theo xuất xứ.

Ví dụ như cỗ máy cơ của Thụy Sĩ có tần số dao động 28800 vph thì khả năng trữ cót sẽ dao động từ 38 – 40 giờ. Với những mẫu đồng hồ cổ thì khả năng trữ cót có thể chỉ đạt 36 giờ, còn với một số dòng đồng hồ được tăng cường thời gian trữ cót, con số sẽ lên tới 80 giờ. Ngoài ra, các cỗ máy cơ của Nhật Bản, Mỹ, Đức,… đều có khả năng trữ cót từ khoảng 38 đến hơn 40 giờ.

Đồng hồ sau khi sử dụng qua thời gian này nguồn năng lượng sẽ hết và để lấy lại nguồn năng lượng ấy chúng ta sẽ phải lên dây cót lại.

Về ưu điểm:

  • Không phải thay pin trong suốt quá trình đeo.
  • Trong quy trình chế tác, tuy kỹ thuật sản xuất đồng hồ đã hiện đại hơn nhiều, song đối với đồng hồ cơ thì vẫn buộc phải trải qua quá trình chế tác thủ công ở một số bộ phận. Vì thế, những mẫu đồng hồ cơ này đều được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ cũng như giá trị nghệ thuật.

  • Khác với những dòng đồng hồ quartz có thiết kế khá đơn điệu, nhàm chán, thiết kế của những chiếc đồng hồ cơ đa dạng hơn, khá độc và dị như những kiểu thiết kế lộ cơ, hở tim, tourbillon, siêu mỏng,…
  • Bộ máy hoạt động mượt mà hơn.

Tuy nhiên, đồng hồ cơ cũng mang một số nhược điểm sau:

  • Độ sai số cao hơn dòng đồng hồ quartz. Sai số nằm trong khoảng từ -20 đến +30 giây/ngày, các mẫu đạt tiêu chuẩn cao sai số từ -4 đến +6 giây/ngày (đồng hồ quartz là ± 20 đến ± 15 giây/tháng).
  • Giá thành cao.
  • Bất ổn trong môi trường có nhiều từ trường và các thiết bị điện tử như lò vi sóng, nam châm,…

Hướng dẫn cách chỉnh dây cót đồng hồ automatic

Bản chất chung của đồng hồ cơ đều sử dụng năng lượng sinh ra từ dây cót để vận hành bộ máy. Bộ máy sẽ hoạt động nhờ vào lực co giãn của dây cót. Khi bộ máy ở trạng thái năng lượng đầy, dây cót sẽ cuộn tròn. Sau đó, dây cót sẽ nhả năng lượng cho tới ở trạng thái duỗi thẳng. Khi được nạp năng lượng ( dây cót cuộn tròn trở lại), bộ máy lại tiếp tục chu trình cung cấp năng lượng như ban đầu. Tuy nhiên, dây cót không thể tự co giãn mà cần lực tác động. Do đó, từ đây phân ra hại loại đồng hồ cơ Automatic và Handwinding.

Chuyển động cánh tay đeo đồng hồ

Khá đơn giản đúng không nào. Tuy nhiên, nhiều anh chị lại nghĩ cánh tay phải chuyển động liên tục thì mới có thể lên dây cót đồng hồ nhưng không, sự tinh xảo trong thiết kế sẽ giúp đồng hồ lên dây cót khi anh em hoạt động thương ngày. Khi anh chị đeo đồng hồ và hoạt động bình thường thì chiếc đồng hồ của anh chị đã được nạp năng lượng và cho sự hoạt động ổn định nhất. Còn một lời khuyên nữa cho anh chị đó chính là không nên vận động quá mạnh ví dụ khi chơi bóng đá, cầu lông, tenis,… vì những va đập có thể ảnh hưởng đến khả năng lên dây cót của đồng hồ.

Để đảm bảo chiếc đồng hồ Automatic hoạt động bình thường ( ngay cả vào ban đêm khi không sử dụng ) thì anh chị nên đeo ít nhất 8 tiếng 1 ngày.

Cách lên dây cót đồng hồ đeo tay Handwinding 

Lên dây cót đồng hồ cơ Handwinding đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận hơn so với đồng hồ Automatic. Nếu lên dây mạnh quá sẽ gây ảnh hưởng cho bộ dây cót bên trong. Hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

– Bước 1: Tháo đồng hồ ra khỏi tay. Xác định vị trí núm chỉnh giờ.

– Bước 2: Tay trái giữ chặt mặt đồng hồ và tay phải tiến hành vặn núm. Tránh lên dây cót quá căng, sẽ dẫn tới đứt cót, ảnh hưởng tới đồng hồ. Có một số loại đồng hồ sẽ phải rút chốt để lên cót tay.

Đến đây, có nhiều người hỏi rằng lên dây cót đồng hồ cơ theo chiều nào là đúng nhất? Lên dây cót đồng hồ cơ bao nhiêu vòng là đủ? Câu trả lời đó là vặn theo chiều kim đồng hồ (từ dưới lên trên) và hãy vặn cho đến khi đạt 20 – 40 vòng, mỗi lần vặn là nửa vòng.

Lưu ý khi sử dụng và chỉnh đồng hồ cơ

–      Nên đeo đồng hồ Automatic thương xuyên để cót được tích trữ đủ năng lượng. Theo nghiên cứu thì  nên đeo ít nhất 8 tiếng 1 ngày để đảm bảo đồng hồ hoạt động tốt nhất.

–      Nếu lên dây cót đồng hồ thì nên chọn một thời gian nhất định trong ngày. Phù hợp nhất là vào khoảng 9h đến 12h vì lúc này đồng hồ chạy ít sai số nhất.

–      Như đã nói ở phần trên, các dòng đồng hồ Automatic, không nên sử dụng chúng khi hoạt động thể thao mạnh vì có thể ảnh hưởng đến bộ máy bên trong.

–      Không nên sử dụng đồng hồ khi vào phòng xông hơi, điều kiện nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

–      Không nên vặn dây cót quá căng vì sẽ dễ làm hỏng hệ thống dây cót, bánh răng.

–      Không đặt gần nam châm, tivi, các đồ vật từ,…

–      Khi không sử dụng, anh chị nên úp mặt đồng hồ trên tấm vải mịn để đảm bảo thời gian giữ cót được lâu.

Trên đây là những chia sẻ của Danawatch về cách sử dụng đồng hồ cơ Automatic cũng như là những kinh nghiệm khi chỉnh đồng đồng hồ.

Danawatch – Hệ thống đồng hồ chính hãng !

▪︎CN1: 322 Trưng Nữ Vương, Đà Nẵng

▪︎CN2: 601 Hai Bà Trưng, Hội An

▪︎CN3: 626 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *