Đồng hồ Chronograph - Đồng hồ 6 kim | Danawatch
TÌM ĐỒNG HỒ PHÙ HỢP

Đồng hồ Chronograph – Đồng hồ 6 kim

Đồng hồ Chronograph – Đồng hồ 6 kim là một trong những dòng đồng hồ rất được phái mạnh ưa chuộng, có cái gì đó rất có “chất” nam tính của riêng kiểu thiết kế đồng hồ này – rất bắt mắt, rất “ngầu”, có cái vẻ chuyên nghiệp, mạnh mẽ và rất thể thao. Thật khó để không liên tưởng đến bảng số điều khiển của những chiếc xe đua thể thao hoặc bảng điều khiển buồng lái của chiếc máy bay phản lực khi đắm nhìn vào mặt đồng hồ Chronograph.

Hãy cùng Danawatch tìm hiểu về đồng hồ Chronograph nhé !

1. Chronograph là gì

Thường bị nhầm lẫn với Chronometer, nhưng thật ra ý nghĩa của Chronometer và Chronograph khác xa nhau, Chronometer chỉ ra tiêu chuẩn độ chính xác thời gian nghiêm ngặt mà chiếc đồng hồ phải đạt được để có thể có chứng nhận, còn Chronograph, chỉ đơn giản là dòng đồng hồ có thêm chức năng bấm giờ để đo lường, theo dõi thời gian trôi qua. Đồng hồ Chronograph – Đồng hồ 6 kim là loại đồng hồ dùng để đo thời gian (đo khoảng thời gian của một sự kiện nào đó), tên gọi khác là Stopwatch, đồng hồ Bấm Giờ.

2. Lịch sử ra đời của đồng hồ Chronograph

Mặc dù trước đó, chiếc đồng hồ có khả năng đo lường được thời gian đã được sáng chế bởi Louis Moinet vào năm 1816 cho việc đo lường thiên văn; hay phát hiện gần đây nhất, theo Giáo sư B. Humbert của trường Horology của Bienne trong sách xuất bản năm 1990 của ông, The Chronograph, người được coi là “cha đẻ của đồng bấm giờ” lại là bậc thầy đồng hồ George Graham (1649-1751) khi ông đã phát minh ra một cơ chế có khả năng đo thời gian trôi qua trong đồng hồ. Sau tất cả, người gắn liền với việc phát minh và được người sau nhớ tới gắn liền với đồng hồ Chronograph là một người Pháp tên Nicolas Mathieu Rieussec, là cha đẻ của chữ Chronograph cho các dòng đồng hồ bấm giờ sau này và là người đầu tiên chế tác ra đồng hồ bấm giờ mang tính phổ thông đại chúng.

Nicolas Mathieu Rieussec
Nicolas Mathieu Rieussec

Nicolas Mathieu Rieussec Chiếc Chronograph đầu tiên của Nicolas Mathieu Rieussec ra đời năm 1821 khi vua Louis XVIII yêu cầu Rieussec tạo ra một chiếc đồng hồ có thể đo được thời gian trong cuộc đua ngựa. Lời yêu cầu này của Vua XVIII đã làm thay đổi toàn bộ thế giới thể thao và công nghệ đo lường, mang tính cách mạng không những cho môn đua ngựa mà toàn thể các môn thể thao khác và cũng như khả năng bức phá giới hạn năng lực vận động của con người. Và giờ đây, không còn là cuộc đua giành chiến thắng đơn giản bằng cách vượt qua giải băng đầu tiên, mà nhờ vào chronograph, các thành tích có thể được hẹn giờ, đo lường và ghi lại, tạo nên những kỷ lục liên tục để được thách thức, thi đua và phá vỡ bởi các thế hệ sau. Ý nghĩa chữ Chronograph vốn xuất phát từ tiếng Hy Lạp, ghép từ “chronos” có nghĩa là thời gian và “graphos” có nghĩa là “đồ thị (được ghi, viết)”. Chữ chronograph có thể hiểu nghĩa là “Time Writer – người viết nên thời gian”. Điều này thường khiến nhiều người không hiểu về lý do tại sao nó có chữ “viết” được đặt cho tên dòng đồng hồ đo thời gian. Điều này có thể lý giải qua phiên bản chronograph đầu tiên của Rieussec được vận hành bằng cách đánh dấu mặt đồng hồ với một cây bút nhỏ được gắn vào chỉ mục, và theo đó cây bút sẽ đánh dấu lại số thời gian đã trôi qua.

Nicolas Mathieu Rieussec
Nicolas Mathieu Rieussec

Nicolas Mathieu Rieussec và chiếc Chronograph đầu tiên của ông. Sau chiếc đồng hồ Chronograph của Nicolas Rieussec, các thợ đồng hồ đã không ngừng cải tiến tạo ra các biến thể mới với cơ chế bộ máy được nâng cao và tốt hơn, kiểu dáng cũng ngày càng đa dạng. Từ năm 1910, Chức năng Chronograph lần đầu tiên có mặt trên đồng hồ đeo tay, và đặc biệt, các dòng đồng hồ Chronograph đeo tay này đã chứng tỏ được được sự hữu ích của chúng và trở thành sự lựa chọn số một của các các phi công hàng không. Cũng trong thời gian đó, vòng đo tốc độ Tachymeter trên mặt vòng trước vỏ đồng hồ cũng trở thành một trong những tính năng chronograph phổ biến. Từ những năm 70, một thời đại hoàng kim của đồng hồ Chronograph bùng nổ sau khi chúng đã cùng nhân loại đạt được những thành tựu to lớn,. đồng hồ Chronograph hiện đại đã dần được định hình, có cách hoạt động gần như hoàn hảo và không còn thay đổi gì nhiều.

Omega Speedmaster
Omega Speedmaster

Mẫu đồng hồ Chronograph nổi tiếng nhất mọi thời đại, Omega Speedmaster, chiếc đồng hồ đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ chinh phục Mặt Trăng. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ cũng như những yêu cầu mới trong việc đo lường, xác định thời gian cũng khiến cho đồng hồ Chronograph ngày càng phổ biến và trở thành một chức năng gần như cơ bản của đồng hồ, phổ biến đến mức hầu như luôn hiện diện trong bất cứ thương hiệu đồng hồ nào.

zenith
zenith

3. Các kiểu Chronograph

Ngoài kiểu Chronograph thông dụng kể trên, ta còn có 3 loại Chronograph khác có cách cấu tạo vận hành phức tạp hơn đôi chút là:

    • Double Chronograph, Split-seconds, Chronograph Đôi, Bấm Giờ Giây Đôi hay Rattrapante Chronograph: ra đời năm 1923. Loại đồng hồ Chronograph này có hai kim Giây phục vụ việc Bấm Giờ (được đặt chồng lên nhau trên cùng một vị trí) để đo hai sự kiện khác nhau.
Double Chronograph, Split-seconds, Chronograph Đôi, Bấm Giờ Giây Đôi hay Rattrapante Chronograph
Double Chronograph, Split-seconds, Chronograph Đôi, Bấm Giờ Giây Đôi hay Rattrapante Chronograph
    • Flyback Chronograph: là loại Chronograph vận hành nhanh trong lần đo thứ hai khi được loại bỏ bước Dừng Lại. Loại Chronograph này bắt nguồn từ yêu cầu sử dụng của một số đối tượng đặc biệt như phi công hoặc các tay đua xe hệ thức 1. Một chiếc Fly-back cũng có hai nút bấm giờ thể thao ở vị trí 2 và 4 giờ nhưng điểm khác biệt của Fly-back là chức năng chronograph được thực hiện toàn bộ ở vị trí 4 giờ. Chỉ với 1 nút bấm, Kim Giây đang đo đang chạy sẽ lập tức được Reset mà không cần bấm dừng lại, tiết kiệm thời gian thực hiện thao tác khi đo nhiều lần
flyback chronograph
Flyback Chronograph
    • Mono-Pusher Chronograph: còn gọi là Chronograph một nút bấm. Chỉ với 1 nút duy nhất (thường đặt trên núm chỉnh hoặc vị trí 2 giờ) là có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cần thiết để vận hành chức năng Bấm Giờ, vừa tối ưu vật liệu, tối ưu thao tác hoạt động vừa nâng cao được tính thẩm mỹ cao cấp.

 

Mono-Pusher Chronograph
Mono-Pusher Chronograph

Đồng hồ Pulsometers Mono-Pusher Chronograph của thương hiệu Longines.Chronograph cao cấp sẽ được trang bị thêm thước đo các đại lượng có liên quan đến thời gian như khoảng cách (Telemeter), nhịp tim (Pulsometer), vận tốc (Tachymeter) … hoặc cung cấp nhiều bộ đo với khung đo dài và đơn vị nhỏ. Riêng đối với đồng hồ Chronograph dòng máy cơ tự động cao cấp sẽ dùng cơ chế Bánh Răng Cột (Column Wheel) thay vì cơ chế Neo Chuyển (Cam Actuated).

4. Cách sử dụng Đồng hồ Chronograph – Đồng hồ 6 kim đúng cách để giữ gìn bền lâu

Trong một đoạn video clips, một người thợ của hãng Breitling làm việc tại của hàng Phố Bond hướng dẫn chi tiết cách sử dụng tốt cho đồng hồ Chronograph: “Đừng quên bấm nút tắt và reset lại bộ đo mỗi khi bạn sử dụng xong chức năng đo, nếu bạn quên và để hai kim giây hoạt đồng liên tục cùng lúc thì dự trữ năng năng của chúng sẽ tiêu hao nhanh chóng hơn gấp 2 lần vì chúng phải sử dụng gấp đôi năng lượng cho hai hoạt động song song cùng lúc. Ngoài ra, bạn cũng nên thỉnh thoảng chạy chức năng đo giờ Chronograph, đặc biệt đối với dòng Chronograph cho đồng hồ cơ. Những viên ngọc tím trong bộ máy cơ tự động đã được bôi trơn bằng dầu và nếu bạn không sử dụng chức năng Chronograph thường xuyên, lớp dầu sẽ khô và dày lên khiến bộ máy sẽ không hoạt động trơn tru được nữa và có thể dẫn đến hỏng hóc, gãy nứt trong bộ máy. Và đồng thời, cũng đừng quên hạn chế sử dụng nút ấn chronograph dưới nước vì nó sẽ dễ cho nước vào. Nếu bạn nhận thấy bộ máy hoạt động có bất cứ trục trặc nào, hãy nhanh chóng mang đến cửa tiệm sửa đồng hồ uy tín gần nhất.”

Kết luận

Trên đây là những thông tin, kiến thức về đồng hồ Chronograph. Hi vọng bài viết này của Danawatch thực sụ hữu ích với những ai đang thắc mắc về dòng đồng hồ này nhé

Danawatch là hệ thống Showroom đồng hồ hàng đầu tại Đà Nẵng với cam kết chỉ bán đồng hồ chính hãng với chất lượng tốt nhất thị trường, nếu không sẽ hoàn tiền 100%. Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm tại hệ thống Showroom đồng hồ Danawatch cũng như hài lòng với dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng chu đáo của đồng hồ Đà thành – Danawatch


Bạn có thể tham khảo các mẫu đồng hồ cao cấp khác tại: https://danawatch.vn

Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi các tin tức, sự kiện quan trọng nhất về thế giới đồng hồ tại: https://danawatch.vn/category/tin-tuc 

Để được tư vấn thêm về dịch vụ, quý khách hàng có thể liên lạc theo các số hotline dưới đây ở địa chỉ gần mình nhất để được hỗ trợ trực tiếp. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

  • ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG ĐÀ NẴNG – DANAWATCH

Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp hệ thống đồng hồ chính hãng để được tư vấn miễn phí.

HỆ THỐNG ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG DANAWATCH

Showroom 1 : 322 Trưng Nữ Vương – Đà Nẵng
? 02363-555-279
Showroom 2: 601 Hai Bà Trưng – Hội An
? 02353-96-2277
Showroom 3: 626 Điện Biên Phủ – Đà Nẵng
? 02363-72-1007
Showroom 4: 23 Ngô Văn Sở  – Đà Nẵng
? 02363-522-388

Về chế độ hậu mãi tại DANAWATCH:

  • Chế độ hậu mãi 1 đổi 1 trong 100 ngày đầu
  • Đền gấp 10 lần nếu phát hiện hàng giả
  • Bảo hành 5 năm cho tất cả sản phẩm đồng hồ
  • Thay pin miễn phí trọn đời với máy pin
  • Hổ trợ lau dầu miễn phí 5 năm đối với đồng hồ cơ
  • Hổ trợ 50% khi thay thế các linh kiện

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *