Bộ máy in-house là gì? Tại sao Đồng hồ in - house lại đáng giá? - Danawatch
TÌM ĐỒNG HỒ TẠI ĐÂY

Bộ máy in-house là gì? Tại sao Đồng hồ in – house lại đáng giá?

Những thương hiệu sở hữu cỗ máy in-house thường là các tên tuổi lớn với những nghệ nhân có tay nghề hàng đầu trong lĩnh vực. Những sản phẩm đồng hồ in-house cũng luôn được đánh giá cao và nhận được nhiều sự săn đón của khách hàng trên thế giới. Vậy tại sao bộ máy này lại đáng giá đến như thế hãy cùng Danawatch tìm hiểu ngay nhé!

Bộ máy Đồng hồ in-house là gì?

Thuật ngữ “in-house” có nghĩa là nội bộ, và đồng hồ in-house chỉ những đồng hồ có bộ máy được một hãng đảm nhận từ A đến Z tất cả các khâu thiết kế, phát triển và sản xuất. Nói cách khác, những hãng nào có khả năng tự sản xuất máy và lắp ráp chúng cho đồng hồ của mình thì đồng hồ của hãng đó sẽ được gọi là in-house.

Ví dụ được biết đến rộng rãi nhất là Citizen – hãng có khả năng nghiên cứu, phát triển những bộ máy in-house và đã thành công tạo ra cho riêng mình bộ máy đồng hồ mỏng nhất thế giới trên dòng sản phẩm Eco-Drive One. Nổi bật và xa xỉ hơn nữa là các hãng đồng hồ Thụy Sĩ danh giá khác là Patek Philippe, Vacheron Constantin, Rolex, OMEGA, v.v…

Những thương hiệu sở hữu cỗ máy in-house thường là các tên tuổi lớn với những nghệ nhân có tay nghề hàng đầu trong lĩnh vực. Những sản phẩm đồng hồ in-house cũng luôn được đánh giá cao và nhận được nhiều sự săn đón của khách hàng trên thế giới.

Nguồn gốc thuật ngữ “In-house” bắt nguồn từ đâu?

Chiếu theo khái niệm trên, máy In-house đã ra đời và tồn tại từ rất sớm trong lịch sử hàng trăm năm của ngành đồng hồ. Tuy nhiên, nếu nói về thuật ngữ “máy In-house” thì sẽ chỉ thực sự được sử dụng phổ biến bởi các nhà sản xuất đồng hồ từ giai đoạn phục hồi sau Khủng hoảng Thạch Anh những năm 1970s (sự kiện đồng hồ giá rẻ của Seiko tràn ngập thị trường khiến các ngành sản xuất đồng hồ cơ Thụy Sĩ đứng bên bờ vực tan rã hoàn toàn).

Sau cuộc Khủng hoảng này, những thương hiệu đồng hồ truyền thống của Thụy Sĩ còn tồn tại phần lớn sẽ tham gia và những tập đoàn lớn (nổi tiếng nhất là Swatch Group) đồng thời chia sẻ những bộ máy và công nghệ chung. Trên đà phục hồi của đồng hồ Thụy Sĩ, Swatch Group tiếp tục khuếch trương ảnh hưởng với việc bán các bộ máy ETA (công ty chuyên sản xuất máy của tập đoàn) cho các công ty bên ngoài. Điều này dẫn tới việc có vô số công ty sản xuất đồng hồ khác nhau, nhưng lại sử dụng những bộ máy giống nhau.

Để tạo lợi thế cạnh tranh, mang tính khác biệt, nhiều thương hiệu đã quyết định tạo ra những cỗ máy của riêng mình và quảng bá cho chúng như 1 cách thể hiện yếu tố “know-how” (tạm dịch: biết làm như thế nào), từ đó gia tăng giá trị của thương hiệu và sản phẩm. Cũng chính từ đây mà thuật ngữ máy In-house và đồng hồ sử dụng máy In-house trở nên nổi tiếng và phát triển thành 1 phong trào trong giới chơi đồng hồ toàn thế giới.

Phân loại bộ máy đồng hồ “In-house”

1.Máy “in-house” 100%

Loại máy này được phát triển, thiết kế, sản xuất chi tiết và lắp ráp hoàn toàn trong nội bộ hãng, đây là loại máy in-house chân chính và có giá thành đắt nhất. Tuy nhiên, nếu không tính tập đoàn Swatch – sở hữu các nhà máy sản xuất máy ETA, Lemania, Manufacture Blancpain và cung cấp máy cho các thương hiệu khác của tập đoàn – thì hiện nay chỉ có hãng Seiko là có khả năng tạo ra máy 100% in-house và chế tạo toàn bộ bộ phận của chiếc đồng hồ.

Cùng với đó, một số hãng khác như A. Lange & Söhne, Citizen, Rolex, và Nomos cũng có khả năng sản xuất hầu hết các bộ phận của máy đồng hồ trong nội bộ hãng.

2. Máy thiết kế “in-house”

Loại máy này được thiết kế bởi hãng A, nhưng sản xuất lại được giao cho bên thứ ba B để thực hiện. Mặc dù vậy, máy thiết kế in-house vẫn có giá trị độc quyền, khác biệt và chống giả, và không phổ biến như những máy sản xuất hàng loạt.

3. Máy sản xuất “in-house”

Ngược lại với máy thiết kế in-house, máy sản xuất in-house là máy sử dụng thiết kế của bên thứ ba B nhưng được sản xuất bởi hãng A. Máy sản xuất in-house không nhất thiết phải có 100% các chi tiết được sản xuất trong nội bộ, tuy nhiên, phải được lắp ráp và hoàn thiện trong nội bộ hãng sản xuất.

Đây là loại máy in-house phổ biến trong các thương hiệu đồng hồ cao cấp hiện nay, bởi hầu hết các bằng sáng chế về máy đồng hồ đã hết hạn sử dụng. Do đó, các hãng đồng hồ có thể sử dụng các thiết kế công cộng cũ để sản xuất máy cho riêng mình, kể cả những hãng đồng hồ xa xỉ như Rolex hay Patek Philippe.

4.Máy lắp ráp “in-house”

Trong tất cả các loại in-house thì đây được coi là loại thấp nhất, bởi nó chỉ cần được lắp ráp giai đoạn cuối trong nội bộ hãng, thậm chí hãng đó không cần phải sản xuất bất cứ chi tiết nào của máy. Hiện nay hầu hết các máy in-house đều là loại lắp ráp in-house, có thiết kế công cộng và các chi tiết máy do một bên thứ ba cung cấp.

Đối với bộ máy lắp ráp in-house thì thường các hãng sẽ trang trí thêm (đánh bóng, chạm rỗng, sơn mạ, khắc dập…) cho các chi tiết máy của mình, hoặc tinh chỉnh lại để tăng độ chính xác hay thêm một số chức năng phụ để tạo tăng chất lượng, tạo điểm nhấn riêng để nhận dạng thương hiệu.

So với các loại bộ máy đồng hồ In-House khác, máy lắp ráp in-house có khả năng tùy biến rất cao, có thể trang bị những tính năng độc đáo bằng các bộ phận lắp ghép (module) mà không cần phải đầu tư quá nhiều cho việc sản xuất các bộ phận vốn có thể được cung cấp từ ngoài mà không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc sự độc quyền.

Tại sao Đồng hồ “in-house” lại đáng giá?

Vậy tại sao máy đồng hồ in-house lại đáng giá như vậy? Câu trả lời nằm ở sự độc nhất về bộ máy. Để hạ thấp giá thành sản xuất, khá nhiều thương hiệu đồng hồ đang đặt mua linh kiện từ những nhà máy sản xuất bộ máy độc lập (có thể lấy ví dụ là ETA) để lắp đặt trên sản phẩm của mình. Những bộ máy mua ngoài này giúp rút ngắn quá trình sản xuất song lại khiến cho hãng đồng hồ bị hạn chế tính sáng tạo cũng như phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài.

Trong khi đó, với những thương hiệu sở hữu các cỗ máy in-house, sự chủ động chính là điểm khác biệt. Có thể tự mình thực hiện hoàn toàn các công đoạn trong sản xuất giúp cho những thương hiệu này đưa sản phẩm của mình lên một tầm cao mới. Họ hiểu được những mẫu đồng hồ của mình đang cần gì, linh kiện nào sẽ phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho thiết kế. Trong thế giới đồng hồ, “in-house” có thể xem là niềm tự hào đối với bất cứ thương hiệu nào.

Những lợi ích khi mua đồng hồ có bộ máy “In-house”

  • Cải thiện độ chính xác: Lấy ví dụ cụ thể về sản phẩm Crystron Omega của thương hiệu Citizen, đây là chiếc đồng hồ sử dụng bộ máy có độ chính xác chênh lệch hàng năm lên lên đến +/- 3 giây. 
  • Hiệu suất hoạt động bền bỉ hơn: Đối với những bộ máy in-house vốn được chế tạo thủ công, các cơ chế của trục bánh răng, bộ hộp số và các linh kiện bên trong của bộ máy được tối ưu chuyển động và năng lượng dự trữ sẽ lớn hơn, mang lại thời gian hoạt động cho đồng hồ lâu bền hơn. 
  • Uy tín: Chất lượng của những bộ máy đồng hồ in-house luôn được đảm bảo chất lượng và uy tín, bởi những thương hiệu có thể tự sản xuất bộ máy đồng hồ cho riêng mình luôn có sự đầu tư về nguồn lực và công nghệ vững chắc. 
  • Thiết kế độc đáo và hoàn thiện hàng đầu: Không chỉ riêng bộ máy được chế tạo thủ công, mà cả những chi tiết bên ngoài như vỏ đồng hồ, vòng bezel, mặt số và kim giờ phút giây đều được chế tạo tỉ mỉ và độ hoàn thiện là cực kỳ đáng ngưỡng mộ.
  • Công nghệ mới: Sự cải tiến của ngành công nghiệp đồng hồ ở thời điểm hiện tại đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các bộ máy in-house. Mang lại nhiều công năng sử dụng hơn cho khách hàng. 

Danawatch là hệ thống Showroom đồng hồ hàng đầu tại Đà Nẵng với cam kết chỉ bán đồng hồ chính hãng với chất lượng tốt nhất thị trường, nếu không sẽ hoàn tiền 100%. Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm tại hệ thống Showroom đồng hồ Danawatch cũng như hài lòng với dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng chu đáo của đồng hồ Đà thành – Danawatch

Bạn có thể tham khảo các mẫu đồng hồ cao cấp khác tại:

Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi các tin tức, sự kiện quan trọng nhất về thế giới đồng hồ tại: https://danawatch.vn/category/tin-tuc 

Để được tư vấn thêm về dịch vụ. Quý khách hàng có thể liên lạc theo các số hotline dưới đây ở địa chỉ gần mình nhất để được hỗ trợ trực tiếp. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

  • ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG ĐÀ NẴNG – DANAWATCH

Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp hệ thống đồng hồ chính hãng để được tư vấn miễn phí.

HỆ THỐNG ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG DANAWATCH

Showroom 1: 322 Trưng Nữ Vương – Đà Nẵng
? 02363-555-279
Showroom 2: 601 Hai Bà Trưng – Hội An
? 02353-96-2277
Showroom 3: 626 Điện Biên Phủ – Đà Nẵng
? 02363-72-1007
Showroom 4: 23 Ngô Văn Sở  – Đà Nẵng
? 02363-522-388

Về chế độ hậu mãi tại DANAWATCH:

  • Chế độ hậu mãi 1 đổi 1 trong 100 ngày đầu
  • Đền gấp 10 lần nếu phát hiện hàng giả
  • Bảo hành 5 năm cho tất cả sản phẩm đồng hồ
  • Thay pin miễn phí trọn đời với máy pin
  • Hổ trợ lau dầu miễn phí 5 năm đối với đồng hồ cơ
  • Hổ trợ 50% khi thay thế các linh kiện
  • Freeship với đơn hàng đã thanh toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *